sẽ không được bảo vệ trong một thời gian ngắn trước khi bộ phận chắn tiến tới, phải tuân theo các
biện pháp cảnh giác thông thường được sử dụng trong tất cả các lần nhét giùi chọc.
•
Các chất bám dính, các dị thường về cơ thể, hoặc các cản trở khác, nếu có, có thể ngăn hoặc trì hoãn
sự tiến tới của bộ phận chắn, làm cho không che được mũi, dễ bị tổn thương các cấu trúc bên trong.
•
Mặc dù giùi chọc có mũi nở được thiết kế với một bộ phận chắn, vẫn phải cẩn trọng, như tất cả các
giùi chọc, để tránh gây tổn hại tới các mạch máu chính và các cấu trúc cơ thể khác (như ruột và màng
treo ruột).
Để giảm thiểu cơ nguy gây ra thương tích này, phải nhớ:
- Thiết lập sự tràn khí phúc mạc thích hợp, để có đủ chỗ trống trong hốc bụng hoặc ngực;
- Đặt bệnh nhân ở đúng tư thế để giúp dời các bộ phận cơ thể xa ra khỏi vùng xuyên thủng;
- Đối với các chỗ soi thủng thứ hai và các chỗ bổ sung của giùi chọc vào hốc bụng hoặc ngực, hãy
kiểm tra mũi giùi chọc bằng mắt qua màn hình và ghi nhận các chỗ đánh dấu quan trọng trên cơ
thể mỗi lần;
- Hướng mũi giùi chọc xa ra khỏi các mạch máu chính và các cấu trúc;
- Không dùng quá sức.
•
Đừng tìm cách nhét giùi chọc vào nếu nút đặt lại bộ phận chắn màu đỏ không ở vị trí kích hoạt.
•
Sau khi vào được một phần, có thể cần phải đè thật nhẹ nhàng để vào hết. Áp lực quá mức từ mũi giùi
chọc có thể gây thương tổn cho các cấu trúc bên trong bụng hoặc trong ngực.
•
Một khi đã vào hết trong hốc bụng hoặc ngực, không cần tái kích hoạt giùi chọc có mũi nở. Việc tiếp
tục đâm thêm mũi lưỡi dẹp để trần vào lúc này có thể gây thương tổn cho các cấu trúc bên trong bụng
hoặc trong ngực.
•
Trong lúc nhét nắp đậy vào phần bao ngoài, nắp đậy không nên ở vị trí kích hoạt.
•
Phải cẩn thận khi đưa vào hoặc lấy ra các dụng cụ hoặc lưới bộ phận giả qua bao ngoài của giùi chọc
để ngăn cho khỏi vô tình gây tổn hại tới các phần bịt kín có thể dẫn đến việc mất sự tràn khí phúc
mạc. Cần phải đặc biệt cẩn thận khi đâm các dụng cụ bén nhọn hoặc dụng cụ nội soi có góc cạnh để
ngăn cho khỏi làm rách phần bịt kín.
•
Khi dùng giùi chọc có mũi nở với các bao ngoài ổn định kết hợp, thì không nên dùng các dụng cụ ổn
định khác.
•
Sau khi lấy giùi chọc có mũi nở ra khỏi hốc bụng hoặc ngực, luôn luôn phải kiểm tra xem chỗ đó có
cầm máu hay không. Nếu không có sự cầm máu, cần phải dùng các kỹ thuật thích hợp để đạt được sự
cầm máu.
•
Các dụng cụ hoặc thiết bị tiếp xúc với dịch của cơ thể có thể đòi hỏi biện pháp vứt bỏ đặc biệt nhằm
ngăn ngừa ô nhiễm sinh học.
•
Vứt bỏ tất cả các dụng cụ đã mở dù đã sử dụng hay chưa sử dụng.
•
Thiết bị này được đóng gói, vô trùng và chỉ được dùng một lần mà thôi. Việc dùng cho nhiều bệnh
nhân có thể gây phương hại đến sự toàn vẹn của dụng cụ hoặc tạo ra một cơ nguy bị nhiễm bẩn, có
thể gây thương tích hoặc ốm đau cho bệnh nhân.
Cung cấp Như thế nào
®
®
Giùi Chọc Có Mũi Nở ENDOPATH
XCEL
với Kỹ Thuật OPTIVIEW™ được cung cấp có khử trùng chỉ
dùng cho một bệnh nhân. Vứt bỏ sau khi đã sử dụng.
3
4