Tiếng Việt
5) Bảo dưỡng
a) Đem dụng cụ điện của bạn đến thợ sửa chữa
chuyên nghiệp để bảo dưỡng, chỉ sử dụng các
phụ tùng đúng chủng loại để thay thế.
Điều này giúp đảm bảo duy trì tính năng an toàn
của dụng cụ điện.
PHÒNG NGỪA
Giữ trẻ em và những người không phận sự tránh xa
dụng cụ.
Khi không sử dụng, các dụng cụ điện phải được cất
giữ tránh xa tầm tay trẻ em và người không phận sự.
CẢNH BÁO AN TOÀN CHUNG CHO
QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH MÁY MÀI
HOẶC MÁY MÀI CẮT
a) Dụng cụ điện này được chế tạo với chức năng như
dụng cụ mài hoặc cắt. Đọc kỹ tất cả cảnh báo an
toàn, hướng dẫn, minh họa và thông số kỹ thuật
kèm theo dụng cụ điện này.
Việc không tuân theo mọi hướng dẫn được liệt kê bên
dưới có thể gây điện giật, cháy, và/hoặc chấn thương
nghiêm trọng.
b) Không được sử dụng dụng cụ điện này cho các
hoạt động như chà nhám, đánh bóng bằng bàn
chổi sắt hoặc đánh bóng.
Các hoạt động vốn không thuộc chức năng thiết kế
của dụng cụ có thể gây nguy hiểm và dẫn đến chấn
thương cá nhân.
c) Không sử dụng các phụ tùng không được thiết kế
chuyên biệt và không được nhà sản xuất dụng cụ
khuyên dùng.
Phụ tùng cho dù có thể lắp khít vào dụng cụ điện cũng
không có nghĩa là nó sẽ hoạt động an toàn.
d) Tốc độ danh định của phụ tùng phải bằng hoặc lớn
hơn tốc độ tối đa ghi trên dụng cụ điện.
Phụ tùng có thể bị vỡ và văng xa nếu chạy nhanh hơn
tốc độ danh định của chúng.
e) Đường kính ngoài và độ dày của phụ tùng phải
nằm trong giới hạn công suất của dụng cụ điện.
Phụ tùng có kích thước không đúng có thể sẽ không
được bảo vệ và kiểm soát thích đáng.
f) Lắp ráp ren của phụ tùng phải khớp với đường ren
trục chính máy mài. Đối với những phụ tùng được
lắp ráp bằng mặt bích, lỗ trục chính của phụ tùng
phải vừa khít với đường kính vị trí mặt bích.
Các phụ tùng có lỗ trục chính không khớp với phần
cứng lắp ráp của dụng cụ điện sẽ khiến dụng cụ mất
cân bằng, rung quá mức và có thể gây mất kiểm soát.
g) Không sử dụng phụ tùng đã hỏng. Trước mỗi lần
sử dụng phải kiểm tra lại phụ tùng, chẳng hạn như
xem bánh mài có mảnh vụn và vết nứt không, tấm
đỡ có vết nứt, rách hay mòn quá mức không, chổi
kim loại có bị lỏng hoặc bị đứt dây không. Nếu làm
rớt dụng cụ điện hay phụ tùng, hãy kiểm tra xem
máy có bị hư hỏng không, hoặc lắp phụ tùng còn
nguyên vào. Sau khi kiểm tra và lắp ráp phụ tùng,
bạn và những người xung quanh nên tránh xa
mặt phẳng quay của phụ tùng và bật máy ở tốc độ
không tải tối đa trong vòng một phút.
Phụ tùng hư hỏng thường bị vỡ thành từng mảnh trong
thời gian chạy thử này.
h) Mặc thiết bị bảo hộ cá nhân. Tùy thuộc vào từng
loại công việc mà sử dụng mặt nạ, kính bảo hộ
hoặc kính an toàn. Khi cần, nên mang mặt nạ
chống bụi, miếng bảo vệ tai, găng tay và tấm chắn
có khả năng ngăn chặn các mảnh vụn gia công
hoặc bột mài nhỏ.
Dụng cụ bảo vệ mắt phải có khả năng ngăn mảnh vỡ
bay ra từ nhiều loại hoạt động khác nhau. Mặt nạ hoặc
khẩu trang chống bụi phải có khả năng lọc các hạt nhỏ
phát sinh từ quá trình vận hành. Tiếp xúc lâu với tiếng
ồn ở cường độ cao có thể gây mất thính lực.
i) Giữ những người không phận sự tránh xa khu vực
làm việc với khoảng cách an toàn. Bất kỳ ai vào
khu vực làm việc đều phải mặc thiết bị bảo hộ cá
nhân.
Những mảnh vỡ của phôi gia công hoặc phụ tùng bị bể
có thể văng xa và gây chấn thương bên ngoài khu vực
vận hành trực tiếp.
j) Chỉ cầm dụng cụ điện bằng bề mặt kẹp cách điện
khi thực hiện thao tác ở những điểm mà phụ kiện
cắt có thể tiếp xúc với hệ thống dây điện ngầm
hoặc dây của dụng cụ.
Phụ kiện cắt tiếp xúc với dây dẫn "có điện" có thể khiến
các bộ phận kim loại hở ra của dụng cụ điện trở thành
"có điện" và làm cho người vận hành bị điện giật.
k) Đặt dây tránh xa phụ tùng đang quay.
Nếu bạn mất kiểm soát, dây sẽ có thể bị cắt hoặc
vướng vào, và tay hoặc cánh tay của bạn sẽ bị kéo vào
phụ tùng đang quay.
l) Không bao giờ đặt dụng cụ điện xuống cho đến
khi phụ tùng ngừng hoạt động hẳn.
Phụ tùng đang quay có thể găm vào bề mặt và kéo
dụng cụ điện ra khỏi tầm kiểm soát của bạn.
m) Không bật dụng cụ điện khi bạn đang cầm bên
người.
Vô tình chạm vào phụ tùng đang quay có thể làm quần
áo bị vướng vào, kéo phụ tùng về người bạn.
n) Thường xuyên làm sạch lỗ thông gió của dụng cụ
điện.
Quạt của động cơ sẽ hút bụi vào bên trong vỏ máy và
việc tích tụ quá nhiều bột kim loại có thể gây tại nạn về
điện.
o) Không vận hành dụng cụ gần các vật liệu dễ cháy.
Tia lửa điện có thể bắt vào các vật liệu này gây cháy.
p) Không sử dụng các phụ tùng cần có chất làm mát
dạng lỏng.
Sử dụng nước hoặc chất làm mát dạng lỏng khác có
thể gây giật điện hoặc sốc.
LỰC GIẬT LÙI VÀ CẢNH BÁO LIÊN
QUAN
Lực giật lùi là phản ứng bất ngờ do bánh mài, tấm đỡ, chổi
hoặc bất kỳ phụ tùng khác đang quay bị kẹt hoặc vướng.
Phụ tùng đang quay bị kẹt hoặc vướng có thể ngừng đột
ngột, việc này sẽ làm cho dụng cụ điện vốn đã mất kiểm
soát bị bật về hướng ngược với hướng quay của phụ tùng
tại điểm bị kẹt.
Ví dụ, nếu bánh mài bị vướng hoặc kẹt vào phôi gia công,
cạnh của bánh mài đang ở chỗ kẹt có thể cắm vào bề mặt
vật liệu làm cho bánh mài nảy lên hoặc văng ra. Bánh mài
có thể nảy ra xa hoặc hướng về người vận hành, tùy vào
hướng chuyển động của bánh mài tại điểm bị kẹt. Bánh
mài cũng có thể bị vỡ trong những điều kiện này.
Lực giật lùi xảy ra do sử dụng sai dụng cụ và/hoặc quy
trình hoặc điều kiện vận hành không chính xác và có thể
tránh được bằng cách thực hiện các biện pháp phòng
ngừa thích hợp liệt kê bên dưới.
a) Cầm chắc dụng đụ điện và định vị cơ thể cũng
như cánh tay sao cho có thể cản được lực giật lùi.
Luôn sử dụng tay cầm phụ, nếu có, để kiểm soát
tối đa lực giật lùi hoặc phản lực mô men xoắn khi
khởi động.
Người vận hành có thể kiểm soát phản lực mô men
xoắn hoặc lực giật lùi nếu thực hiện các biện pháp
phòng ngừa thích hợp.
b) Không bao giờ đặt tay gần phụ tùng đang quay.
Phụ tùng có thể giật lùi về tay bạn.
c) Không đứng trong khu vực mà dụng cụ điện sẽ
chuyển động nếu xảy ra lực giật lùi.
18